Tin tức
Tin tức

Nhựa sinh học là gì? Phân loại và ứng dụng phổ biến

July 3, 2025
Các loại nhựa sinh học

Nhựa sinh học là vật liệu được sản xuất từ các nguồn tài nguyên tái tạo như cây trồng, thực vật, và các sinh vật khác thay vì từ dầu mỏ. Chúng phân hủy tự nhiên, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường so với nhựa thông thường. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nhựa phân hủy sinh học, cùng theo dõi nhé!

Các loại nhựa sinh học

Các thông tin về nhựa phân hủy

Nhựa sinh học là gì? 

Nhựa sinh học (bioplastic) là loại nhựa được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tái tạo, có nguồn gốc sinh học như ngô, mía, khoai tây, hoặc các loại sinh khối khác, thay vì từ dầu mỏ như nhựa truyền thống. Chúng được phân loại thành hai nhóm chính:

– Nhựa phân hủy sinh học (biodegradable plastics): Loại nhựa này có khả năng bị phân hủy bởi vi sinh vật trong môi trường, chuyển hóa thành nước, CO2 và sinh khối.

– Nhựa sinh học không phân hủy sinh học: Có nguồn gốc từ sinh khối nhưng không phân hủy được, Chẳng hạn như bio-PE được làm từ ethanol của mía.

Nhựa phân hủy sinh học

Nhựa phân hủy sinh học

Nguyên liệu trong sản xuất nhựa sinh học

Nhựa sinh học tự vỏ tôm

Nhựa từ vỏ tôm được sản xuất từ chitin, một polysaccharide tự nhiên có trong vỏ tôm.  Bằng việc thu gom và làm sạch vỏ tôm, sau đó xử lý hóa học để chiết xuất chitin và chuyển hóa thành chitosan thông qua quá trình khử acetyl hóa.

Chitosan được sử dụng để tạo màng nhựa sinh học hoặc kết hợp với các polymer khác Chúng được dùng trong bao bì thực phẩm, màng nông nghiệp, và sản phẩm y tế nhờ khả năng phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường.

Nhựa từ vỏ tôm

Nhựa từ vỏ tôm

Nhựa sinh học từ bột mì

Nhựa từ bột mì được sản xuất từ nguyên liệu chính là tinh bột (chủ yếu chứa amylose và amylopectin). Chúng trải qua quá trình trích ly tinh bột từ bột mì, trộn với chất làm dẻo.

Sau đó, gia công nhiệt để tạo thành nhựa sinh học, bổ sung phụ gia để cải thiện tính chất cơ học. Nhựa từ tinh bột sử dụng trong sản xuất túi đựng, bao bì phân hủy và các sản phẩm dùng một lần.

Nhựa từ  bột mì

Nhựa từ bột mì

Nhựa sinh học từ bã mía

Nhựa từ bã mía được sản xuất từ cellulose và hemicellulose, là các thành phần chính có trong bã mía – phế phẩm nông nghiệp thu được sau khi ép lấy nước mía.

Quá trình sản xuất từ việc xử lý bã mía để chiết xuất cellulose, sau đó kết hợp với các polymer sinh học như PLA (polylactic acid) hoặc xử lý hóa học để tạo thành màng nhựa.

Chúng được dùng trong sản xuất bao bì, chai nhựa, và màng phủ nông nghiệp, góp phần tận dụng phế phẩm và giảm tác động môi trường.

Nhựa từ bã mía

Nhựa từ bã mía

Nhựa sinh học từ tinh bột

Nhựa sinh học từ tinh bột được sản xuất từ nguyên liệu chính là tinh bột chiết xuất từ các nguồn như ngô, khoai tây, sắn, lúa mì.

Trong quy trình, tinh bột được gelatin hóa, kết hợp với các chất làm dẻo như glycerol hoặc sorbitol, sau đó gia công nhiệt hoặc ép đùn để tạo thành nhựa. Chúng được dùng rộng rãi trong sản xuất túi tự hủy sinh học, dao kéo dùng một lần và màng phủ nông nghiệp.

Nhựa từ tinh bột

Nhựa từ tinh bột

Nhựa sinh học từ vỏ chuối

Nhựa từ vỏ chuối được sản xuất từ các nguyên liệu chính như cellulose, hemicellulose và pectin có trong vỏ chuối. Quá trình bắt đầu bằng việc nghiền vỏ chuối, xử lý để chiết xuất cellulose hoặc pectin, sau đó chế biến thành màng nhựa sinh học thông qua các phương pháp như ép đùn hoặc đúc.

Nhựa được ứng dụng trong sản xuất bao bì thực phẩm, màng phủ nông nghiệp và các sản phẩm phân hủy sinh học, góp phần tận dụng phế phẩm nông nghiệp.

Các loại hạt nhựa sinh học phổ biến

Nhựa sinh học PLA

Nhựa sinh học PLA được tổng hợp từ các nguồn thực vật như ngô, mía hoặc củ cải đường. Chúng có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện công nghiệp với nhiệt độ và độ ẩm cao, sở hữu độ bền tốt, trong suốt, và phù hợp cho các ứng dụng như bao bì, dụng cụ ăn uống (ly, dao, nĩa).

Tuy nhiên, PLA có nhược điểm là thời gian phân hủy lâu nếu thiếu điều kiện phân hủy công nghiệp và chi phí sản xuất cao hơn so với nhựa thông thường.

Nhựa PLA

Nhựa từ tinh bột

Nhựa sinh học PHA

Nhựa PHA được sản xuất bởi vi khuẩn thông qua quá trình lên men từ các nguồn hữu cơ như dầu thực vật, đường hoặc chất thải nông nghiệp. Chúng phân hủy sinh học hoàn toàn trong môi trường tự nhiên như đất và nước biển, đồng thời sở hữu tính chất vật lý linh hoạt và khả năng chịu nhiệt vượt trội.

Nhựa PHA

Nhựa PHA

Nhựa sinh học BUYO

Nhựa BUYO là một loại nhựa sinh học mới, được phát triển từ các nguồn sinh khối như tảo, cellulose hoặc chất thải nông nghiệp. Nổi bật với khả năng phân hủy sinh học nhanh trong môi trường tự nhiên, bao gồm cả nước biển, mà không để lại vi nhựa.

Tuy nhiên, do công nghệ còn mới, BUYO chưa được phổ biến rộng rãi, với chi phí sản xuất cao và quy mô sản xuất còn hạn chế.

Ứng dụng thực tế nhựa sinh học trong đời sống

Nhựa sinh học với dễ phân hủy thân thiện với môi trường, chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số ứng dụng thực tế của nhựa trong đời sống:

– Bao bì và sản phẩm dùng 1 lần: Túi mua sắm, túi đựng thực phẩm tự hủy sinh học, túi rác tự hủy hay các ly, cốc, bát, dao, thìa, dĩa dùng một lần được sản xuất từ nhựa sinh học đảm bảo an toàn, tiện lợi.

– Ngành y tế: Sản phẩm thông dụng chẳng hạn như chỉ khâu tự tiêu, màng phủ y tế, thiết bị cấy ghép, ống tiêm, túi truyền dịch,…

– Lĩnh vực nông nghiệp: Dùng làm màng phủ nông nghiệp, túi trồng cây giữ độ ẩm, phân hủy tự nhiên trong đất, không gây ô nhiễm.

– Công nghiệp dệt may: Sợi sinh học được sử dụng để sản xuất vải, quần áo, hoặc phụ kiện thời trang, các sản phẩm thường bền vững hơn và có khả năng phân hủy sau khi sử dụng.

Bao bì sinh học

Bao bì sinh học

Qua đó, nhựa sinh học được xem là giải pháp tiềm năng thay thế cho nhựa truyền thống, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong việc sản xuất, ứng dụng và quản lý vòng đời sản phẩm.

Xem thêm các loại nhựa phổ biến: 

0 0 đánh giá
Đánh giá
ceo

Với sự tâm huyết và kiến thức chuyên môn, CEO Nguyễn Hữu Trung đã giúp CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BAO BÌ THÀNH TIẾN phát triển mạnh mẽ trong ngành bao bì. Khẳng định vị thế của mình trên thị trường và thu hút được sự tin tưởng của khách hàng.