Kết thúc năm 2021 và dần mở ra một năm mới 2022 đầy niềm tin, hy vòng. Mọi điều khó khăn, dịch bệnh trôi nhanh chỉ còn lại niềm vui, hạnh phúc, ấm no cho một mùa tết Nguyên Đán sum vầy.
Cũng trong dịp này, những người thân trong gia đình tụ họp, quây quần bên nhau trong dịp xuân ý nghĩa này. Vậy tết nguyên đán là gì? Ý nghĩa của Tết nguyên đán? Phong tục của người Việt trong dịp này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
==> Cung cấp dịch vụ in ấn túi vải, bao bì nhựa tại HCM
Mục Lục
Tết nguyên đán là gì?
Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết cổ truyền, Tết âm lịch. Đây là ngày đầu tiên của năm âm lịch và có ý nghĩa trọng đại nhất của văn hóa Việt Nam. Tết khép lại mọi cánh cửa của năm cũ và chào đón một năm mới đầy niềm vui, hạnh phúc, hy vọng.
Theo đó, Tết nguyên đán được tính theo âm lịch và là chu kỳ vận hành của mặt trăng, do đó Tết nguyên đán thường diễn ra muộn hơn so với tết Dương lịch. Với quy luật, 3 năm thì nhuận 1 tháng, do đó ngày đầu năm của Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 dương lịch. Dịp này thường rơi vào giữa chu kỳ của 2 giai đoạn này.
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ rất lâu đời và nhiều người tin rằng, nguồn gốc này bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo đó, với 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Trung Quốc ảnh hướng rất lớn đến nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng, Tết cổ truyền còn có khoảng trước 1000 năm Bắc Thuộc qua “Sự tích bánh chưng bánh dày”.
Ý nghĩa Tết nguyên đán
Tết nguyên Đán là khoản khắc quan trọng chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới Âm lịch và chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh. Đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hoa và con người trở nên gần gũi với thần linh hơn.
Đây cũng là dịp để người nông dân bày tỏ thành kính đến các vị thần Đất, Thần Mưa, thần Sấm…và cũng là dịp để người dân cầu cho một mùa bội thu, mưa thuận gió hòa.
Cũng vào dịp này, những người dân cũng tranh thủ dọn dẹp, sắm tết, sửa sang nhà cửa, tất bật đón tết nhằm mang lại sự may mắn, niềm vui cho một năm mới đoàn tụ, ấm áp nhất.
Tết Nguyên Đán cũng là dịp cho những người xa quê, họ hàng gắn kết tình cảm, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, ý nghĩa nhất. Đây cũng là dịp để thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ trong suốt một năm qua.
Phong tục tập quán của người Việt Nam trong tết Nguyên Đán
Cúng ông công ông táo
Một trong những truyền thống trong ngày tết cổ truyền đó chính là cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hằng năm. Các gia định sẽ sắm lễ cúng ông công, ông Táo lên thiện đình báo cáo mọi việc trong gia chủ với Ngọc Hoàng.
Mọi gia đình sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, tương tất, bày mâm cỗ, mua cá chép vàng để cúng tiễn ông Công, ông Táo trưa ngày 23 tháng Chạp.
Lau dọn nhà cửa
Dịp tết cổ truyền cũng là dịp để gia đình lau dọn nhà cửa, mua sắm vật dụng thay thế đồ hư hỏng nhằm xóa bỏ những điều không may mắn của năm cũ và chào đón một năm mới đầy tốt lành, hạnh phúc.
Gói bánh chưng, bánh tét
Truyền thống của ngày tết cổ truyền đó chính là gói bánh chưng, bánh tét. Nguyên liệu là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong và được gói rất công phu. Mỗi gia đình sẽ tụ tập gói bánh tạo nên một không khí đầm ấm, hạnh phúc mỗi dịp Tết đến xuân về.
Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả của ngày tết được bày biện rất cẩn thận, tinh tế để dâng cúng ông bà tổ tiên trong dịp này. Đây là nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt. Các loại ngũ quả phải kể đến như chuối, xoài, thanh long, cam…
Thăm mộ tổ tiên
Một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt đó chính là thăm mộ tổ tiên. Việc thăm mộ tổ tiên để nhổ cỏ, săn sóc lại ngôi nhà cho người thân và mời các cụ về gia đình đón tết. Đây là cách thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đến với người đã khuất.
Cúng tất niên
Dịp cúng tất niên được tổ chức rất linh đình vào ngày 30 Tết. Các gia đình sum vầy, con cháu đông đủ để làm mâm cổ tươm tất thắp nhang mời thần linh, gia tiên. Kết thúc một năm qua đi và chào đón một năm mới đầy khát vọng.
==> https://inthanhtien.com/vai-tuyet-mua-la-gi/
Thành Tiến chuyên in bao bì nhựa giá rẻ HCM
Đón giao thừa
Đón giao thừa là thời khắc vô cùng thiêng liêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Thời điểm này khoảng 12h đêm ngày 30 tết đến rạng sáng mùng 1 âm lịch. Đêm giao thừa có nhiều hoạt động như đi chùa, hái lộc, chúc tết, bắn pháo hoa…
Đi hái lộc
Vào dịp tết, ngày mùng 1, người dân thường đi hái lộc với cầu mong một năm đầy tài lộc, sức khỏe, may mắn về với gia đình, bản thân.
Xông đất
Một trong những quan niệm trong ngày tết nguyên đán rất quan trọng đó chính là Xông đất. Việc xông đất nhằm chào đón một năm mới đầy may mắn. Dù đất nước đã có sự phát triển tiến bộ nhưng việc xông đất vẫn giữ được nét truyền thống của người Việt.
==>Xem thêm: https://inthanhtien.com/bang-bao-gia-tui-vai-khong-det-2021/<==
Chúc Tết, mừng tuổi
Tết nguyên đán là dịp để mọi người nghỉ ngơi, gác lại mọi công việc, dành thời gian để thăm người thân, bạn bè, chúc nhau những lời hay ý đẹp. Người lớn mừng tuổi cho trẻ nhỏ chúc một năm chăm ngoan, học giỏi, an khang. Người nhỏ lại chúc cho các cụ một năm phúc thọ, an khang muôn đời.
Tết nguyên Đán năm 2022 đang cận kề dần và để chào đón một năm mới an khang hạnh phúc. Chúng tôi kính chúc quý khách hàng, bạn bè, đồng nghiệp những lời chúc tốt đẹp nhất. Một năm dịch bệnh chấm hết chỉ còn lại những niềm vui, bình an, hạnh phúc.
Thành Tiến chuyên in ấn và thiết kế các loại túi giấy, decal, bao lì xì, lịch tết….Nếu bạn có nhu cầu trong dịp tết này, hãy liên hệ qua hotline để được tư vấn hỗ trợ, trân trọng!